Danh thắng Ngũ Hành Sơn:
Một điểm nhấn của đô thị Đà Nẵng
Có thể nói, tất cả các nhà quy hoạch đô thị quốc tế hay trong nước đến Đà Nẵng đều rất thích quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn và tất cả đều bày tỏ thái độ giữ gìn kiến trúc cảnh quan. Còn người Đà Nẵng thì sao?! Vẫn còn đó sự bàng quan, thờ ơ khi nơi đây đang bị quá trình đô thị hóa đe dọa từng ngày...
Giáo sư - Tiến sĩ Raymond Bakke, Chủ tịch Hiệp Hội quốc tế các đô thị lần đầu đến Đà Nẵng nhưng đã chỉ ra rằng: Tại sao không mạnh dạn xây dựng đô thị Đà Nẵng thành một đô thị văn hóa bởi nơi đây có nhiều công trình văn hóa đáng để đầu tư tôn tạo giới thiệu với bạn bè quốc tế. Nếu Hà Nội là trung tâm hành chính, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thì Đà Nẵng - nơi gặp gỡ của các di sản văn hóa thế giới sẽ là trung tâm văn hóa lớn'.
Trở lại với danh thắng Ngũ Hành Sơn, Giáo sư - Tiến sĩ Raymond Bakke đã cho rằng, nếu có quyền can thiệp về quy hoạch thì ông sẽ kiến nghị đầu tiên với lãnh đạo thành phố về việc bảo vệ cảnh quan kiến trúc. Trong đó, danh thắng Ngũ Hành Sơn là điểm nhấn của đô thị Đà Nẵng lần bảo vệ đầu tiên.Thật vậy, quần thể danh thắng Non nước - Ngũ Hành Sơn là một món quà vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố. Nơi đây hội tụ đủ điều kiện để xây dựng một khu văn hóa tâm linh, văn hóa đặc thù. ''Tâm linh' không có nghĩa là thần bí, mà là nói đến yếu tố tâm hồn, tinh thần. Quần thể núi non này trở thành biểu tượng của tên đất, tên người thành phố Đà Nẵng.
Nói đến danh thắng Ngũ Hành Sơn là nói đến một quần thể núi non gắn liền với thuyết Âm dương Ngũ hành, gợi lên những giá trị văn hóa tinh thần. Năm ngọn núi ở danh thắng được đặt tên theo các yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với thế đứng độc lập như hòn non bộ ngay giữa lòng thành phố. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn của quá trình đô thị hóa, đó là bị hủy hoại do khai thác đá trong thời gian trước đây: Nơi đây đang thiếu một môi trường cây xanh bao bọc chung quanh do tốc độ xây dựng nhà ở và chính điều này biến Ngũ Hành Sơn thành những núi đá trơ trọi giữa lòng đô thị mới. Việc khai thác du lịch mà thiếu định hướng trong đầu tư, dần dần sẽ biến nơi đây thành khu vui chơi giải trí thông thường. Việc đầu tư tôn tạo danh thắng thật ra không phải là vấn đề quá khó. Cứ thử cho cơ chế đầu tư, huy động sức dân trong vùng đệm danh thắng phát triển khai thác du lịch theo hướng xã hội hóa thì chắc chắn bộ mặt danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ khang trang, đẹp lên rất nhiều.
Để quy hoạch phát triển và bảo tồn danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố cần có sự đầu tư ngay cho việc trồng rừng, kể cả vùng bao quanh danh thắng để sớm biến nơi đây thành khu rừng giữa lòng thành phố, khôi phục cảnh quan thiên nhiên hữu tình phù hợp với nét đặc thù của khu văn hóa tâm linh. Từ đây, góp phần tăng diện tích cây xanh cho thành phố. Đây là việc làm ít tốn kém và có thể làm ngay khi dân cư ở đây chưa phát triển, việc giải tỏa chưa nhiều và có thể vận dụng phương châm 'Nhà nước và nhân dân cùng làm'. Nếu để chậm, không có quy hoạch, không có chủ trương khống chế về xây dựng thì đến lúc không còn thực hiện được nữa. Vấn đề xây dựng các chùa cũng cần có sự quy hoạch và định hướng bề mặt kiến trúc. Chùa là nơi nuôi dưỡng tinh thần của người dân Việt Nam, chùa cũng làm tăng thêm vẻ cổ kính, thiêng liêng của danh thắng. Hơn nữa, ở đây đã có một lịch sử lâu đời về phát triển của chùa chiền. Vì vậy, cần có sự quy hoạch xây dựng mới các chùa cho phù hợp với quy hoạch chung và nâng cấp các con đường đi lại trong khu vực để thuận tiện cho việc đi lại tham quan vãn cảnh. Xây dựng các chùa với các mô hình gắn liền với các sự tích và truyền thuyết Ngũ Hành Sơn với 5 mô hình: Mô hình kim quy gắn với truyền thuyết ''Trứng rồng và rùa thần'. Mô hình ''Tây du ký'' tái hiện một số cảnh trong truyện Tây du ký. Mô hình Đài âm dương ngũ hành giới thiệu triết học duy vật Âm dương Ngũ Hành. Nhà bảo tàng giới thiệu quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương và các vùng phụ cận. Nhà bảo tàng làng đá mỹ nghệ Non nước - Ngũ Hành Sơn giới thiệu lịch sử và các thành tựu của các nghệ nhân làng đá. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch theo phương hướng nói trên thì trong tương lai, thành phố sẽ có một khu văn hóa đặc thù không nơi nào có và sẽ không thể có được như Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, danh thắng Ngũ Hành Sơn do cấp quận quản lý nên năng lực tài chính đầu tư vào danh thắng còn rất hạn chế. Mỗi năm danh thắng đón trên 12 nghìn lượt du khách nhưng sự đầu tư cho danh thắng không đáng là bao. Nhiều người đã cho rằng: chúng ta đang ăn mòn danh thắng! Cơ chế Ban Quản lý danh thắng làm nhiệm vụ đơn vị hành chính sự nghiệp có thu có lẽ chưa phù hợp. Thiết nghĩ, thành phố sớm tổ chức quản lý khai thác danh thắng theo mô hình doanh nghiệp để có sự thu hút đầu tư tôn tạo mạnh mẽ hơn dựa trên quy hoạch tổng thể.
Triệu Tùng
Có thể nói, tất cả các nhà quy hoạch đô thị quốc tế hay trong nước đến Đà Nẵng đều rất thích quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn và tất cả đều bày tỏ thái độ giữ gìn kiến trúc cảnh quan. Còn người Đà Nẵng thì sao?! Vẫn còn đó sự bàng quan, thờ ơ khi nơi đây đang bị quá trình đô thị hóa đe dọa từng ngày...
Giáo sư - Tiến sĩ Raymond Bakke, Chủ tịch Hiệp Hội quốc tế các đô thị lần đầu đến Đà Nẵng nhưng đã chỉ ra rằng: Tại sao không mạnh dạn xây dựng đô thị Đà Nẵng thành một đô thị văn hóa bởi nơi đây có nhiều công trình văn hóa đáng để đầu tư tôn tạo giới thiệu với bạn bè quốc tế. Nếu Hà Nội là trung tâm hành chính, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thì Đà Nẵng - nơi gặp gỡ của các di sản văn hóa thế giới sẽ là trung tâm văn hóa lớn'.
Trở lại với danh thắng Ngũ Hành Sơn, Giáo sư - Tiến sĩ Raymond Bakke đã cho rằng, nếu có quyền can thiệp về quy hoạch thì ông sẽ kiến nghị đầu tiên với lãnh đạo thành phố về việc bảo vệ cảnh quan kiến trúc. Trong đó, danh thắng Ngũ Hành Sơn là điểm nhấn của đô thị Đà Nẵng lần bảo vệ đầu tiên.Thật vậy, quần thể danh thắng Non nước - Ngũ Hành Sơn là một món quà vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố. Nơi đây hội tụ đủ điều kiện để xây dựng một khu văn hóa tâm linh, văn hóa đặc thù. ''Tâm linh' không có nghĩa là thần bí, mà là nói đến yếu tố tâm hồn, tinh thần. Quần thể núi non này trở thành biểu tượng của tên đất, tên người thành phố Đà Nẵng.
Nói đến danh thắng Ngũ Hành Sơn là nói đến một quần thể núi non gắn liền với thuyết Âm dương Ngũ hành, gợi lên những giá trị văn hóa tinh thần. Năm ngọn núi ở danh thắng được đặt tên theo các yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với thế đứng độc lập như hòn non bộ ngay giữa lòng thành phố. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn của quá trình đô thị hóa, đó là bị hủy hoại do khai thác đá trong thời gian trước đây: Nơi đây đang thiếu một môi trường cây xanh bao bọc chung quanh do tốc độ xây dựng nhà ở và chính điều này biến Ngũ Hành Sơn thành những núi đá trơ trọi giữa lòng đô thị mới. Việc khai thác du lịch mà thiếu định hướng trong đầu tư, dần dần sẽ biến nơi đây thành khu vui chơi giải trí thông thường. Việc đầu tư tôn tạo danh thắng thật ra không phải là vấn đề quá khó. Cứ thử cho cơ chế đầu tư, huy động sức dân trong vùng đệm danh thắng phát triển khai thác du lịch theo hướng xã hội hóa thì chắc chắn bộ mặt danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ khang trang, đẹp lên rất nhiều.
Để quy hoạch phát triển và bảo tồn danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố cần có sự đầu tư ngay cho việc trồng rừng, kể cả vùng bao quanh danh thắng để sớm biến nơi đây thành khu rừng giữa lòng thành phố, khôi phục cảnh quan thiên nhiên hữu tình phù hợp với nét đặc thù của khu văn hóa tâm linh. Từ đây, góp phần tăng diện tích cây xanh cho thành phố. Đây là việc làm ít tốn kém và có thể làm ngay khi dân cư ở đây chưa phát triển, việc giải tỏa chưa nhiều và có thể vận dụng phương châm 'Nhà nước và nhân dân cùng làm'. Nếu để chậm, không có quy hoạch, không có chủ trương khống chế về xây dựng thì đến lúc không còn thực hiện được nữa. Vấn đề xây dựng các chùa cũng cần có sự quy hoạch và định hướng bề mặt kiến trúc. Chùa là nơi nuôi dưỡng tinh thần của người dân Việt Nam, chùa cũng làm tăng thêm vẻ cổ kính, thiêng liêng của danh thắng. Hơn nữa, ở đây đã có một lịch sử lâu đời về phát triển của chùa chiền. Vì vậy, cần có sự quy hoạch xây dựng mới các chùa cho phù hợp với quy hoạch chung và nâng cấp các con đường đi lại trong khu vực để thuận tiện cho việc đi lại tham quan vãn cảnh. Xây dựng các chùa với các mô hình gắn liền với các sự tích và truyền thuyết Ngũ Hành Sơn với 5 mô hình: Mô hình kim quy gắn với truyền thuyết ''Trứng rồng và rùa thần'. Mô hình ''Tây du ký'' tái hiện một số cảnh trong truyện Tây du ký. Mô hình Đài âm dương ngũ hành giới thiệu triết học duy vật Âm dương Ngũ Hành. Nhà bảo tàng giới thiệu quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương và các vùng phụ cận. Nhà bảo tàng làng đá mỹ nghệ Non nước - Ngũ Hành Sơn giới thiệu lịch sử và các thành tựu của các nghệ nhân làng đá. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch theo phương hướng nói trên thì trong tương lai, thành phố sẽ có một khu văn hóa đặc thù không nơi nào có và sẽ không thể có được như Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, danh thắng Ngũ Hành Sơn do cấp quận quản lý nên năng lực tài chính đầu tư vào danh thắng còn rất hạn chế. Mỗi năm danh thắng đón trên 12 nghìn lượt du khách nhưng sự đầu tư cho danh thắng không đáng là bao. Nhiều người đã cho rằng: chúng ta đang ăn mòn danh thắng! Cơ chế Ban Quản lý danh thắng làm nhiệm vụ đơn vị hành chính sự nghiệp có thu có lẽ chưa phù hợp. Thiết nghĩ, thành phố sớm tổ chức quản lý khai thác danh thắng theo mô hình doanh nghiệp để có sự thu hút đầu tư tôn tạo mạnh mẽ hơn dựa trên quy hoạch tổng thể.
Triệu Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét